Việt Nam là một quốc gia được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời cùng rất nhiều di tích có bề dày lịch sử lâu đời. Nếu Trà Vinh là một điểm dừng chân của bạn thì đừng bỏ lỡ chùa ông Bổn- điểm du lịch được biết đến với nhiều lễ hội đặc sắc thấm nhuần văn hóa của người Việt. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một số thông tin quan trọng về chùa ông Bổn Trà Vinh.
Chùa ông Bổn Trà Vinh- nơi có rất nhiều lễ hội đặc sắc
Khi nhắc tới chùa ông Bổn Trà Vinh người ta sẽ nghĩ ngay đến các lễ hội truyền thống. Những lễ hội được tổ chức thường niên tại chùa ông Bổn đó là: Lễ vu lan tại chùa ông Bổn. Mỗi năm đến hẹn lại lên, vào mỗi rằm tháng bảy âm lịch là hầu hầu như các chùa Phật giáo nào cũng chuẩn bị tổ chức lễ Vu Lan. Đây là một ngày hội trọng đại mang ý nghĩa là một ngày lễ xá tội vong nhân. Những tín đồ theo đạo Phật tin rằng, lễ Vu Lan là “dịp báo hiếu” ông bà, cha mẹ và tổ tiên đã khuất.

Tuy nhiên, khác với các chùa khác thì chùa ông Bổn Trà Vinh lại tổ chức lễ hội Vu Lan dài hơn, rải rác từ đầu tháng 7 cho đến hết tháng. Chính vì vậy mà du khách có thể tha hồ đến đây nếu rảnh rỗi.
Lịch sử lâu đời của chùa ông Bổn Trà Vinh
Chùa ông Bổn Trà Vinh còn được biết đến là một ngôi chùa có lịch sử lâu đời. Theo lời tác giả Sơn Nam đã từng viết trong cuốn sách nổi tiếng “Chuyện xưa tích cũ” có viết như sau: “ tại chợ lớn của thành phố Hồ Chí Minh có ngôi miếu thờ ông Bổn là quan công công tên Trịnh Hoà. Ông làm quan vào thời vua Vĩnh Lạc (1403 – 1424) tại Trung Hoa. Lúc ông thăng quan, nhà vua khá tín nhiệm ông và phải đi kiểm tra những nước thuộc miền Đông Nam Á như Mã Lai, Chiên Thành, Xiêm và nước ta… để tìm giải pháp làm sao liên lạc được với những người Trung Quốc ở hải ngoại.”
Theo ý chỉ của vua thì ông Trịnh Hòa đã bắt đầu cuộc du hành hải ngoại của mình. Trong quá trình du hành ấy, ông Trịnh Hòa đã có tấm lòng lương thiện khi luôn giúp đỡ những người dân gặp khó khăn, làm phước khắp nơi, ông còn chỉ cho người Hoa Kiều cách để mưu sinh, an cư lạc nghiệp, và khuyên họ phải cần phải giữ gìn các giá trị thuần phong mỹ tục của tổ tiên… Vì vậy sau khi ông Trịnh Hòa qua đời, nhân dân Hoa Kiều luôn ghi nhớ ơn của ông, coi ông là vị thần mang lại hạnh phúc và lập chùa thờ cúng. Nhà vua lúc này cũng phong cho ông làm Bổn Đầu Công tức là ông Bổn.

Chùa Ông Bổn Trà Vinh thờ cúng những ai?
Khi nhắc đến chùa ông Bổn ở Trà Vinh, chắc bạn cũng thắc mắc về những vị thần được thờ cúng trong chùa. Chính điện của chùa Ông Bổn Trà Vinh là nơi thờ Trịnh Hòa như đã giới thiệu ở bên trên. Ông là một trong những vị thần được đánh giá là có công lao to lớn trong việc khai sơn lập quốc, và cứu giúp nhân dân.
Bên cạnh gian chính là hai gian bên cạnh và cũng là nơi để bàn thờ của hai vị Phúc Đức Chính thần cũng như Thiên Hậu Thánh mẫu. Hai vị này đều là những vị thần có công lớn và được người dân rất mực tôn trọng cũng như ngưỡng mộ.
Bạn nên đến tham quan chùa ông Bổn Trà Vinh vào thời điểm nào trong năm?
Như đã biết thì chùa ông Bổn Trà Vinh là một nơi có những giá trị truyền thống và văn hóa lâu đời của người dân. Chính vì thế việc đến thăm chùa cầu phúc vào những dịp linh thiêng như lễ tết, ngày đầu tháng, ngày rằm để cầu bình an cho gia đình và bản thân đã trở nên rất phổ biến.

Nếu bạn là một du khách đến du lịch Trà Vinh thì đừng nên bỏ qua một nơi để du lịch và tham quan đầy hấp dẫn như vậy. Đến chùa, khách du lịch sẽ được đắm chìm trong một nơi vô cùng thanh tịnh, được yên lòng và còn để trút bỏ muộn phiền mà bản thân phải đối mặt trong cuộc sống. Chùa Ông Bổn Trà Vinh có những nét đẹp của các họa tiết, nét tinh tế trong kiến trúc chạm khắc của các bức tượng nổi tiếng sẽ khiến cho bạn có được cảm giác giống như bản thân đang lạc vào một miền đất mới mẻ và hứa hẹn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Trên đây là những điều có thể bạn chưa khám phá được về chùa ông Bổn Trà Vinh – một di tích lịch sử mang đậm văn hóa của người Việt Nam cũng như thể hiện giá trị truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Chắc chắn du khách sẽ cảm thấy yêu quý và gắn bó với ngôi chùa này, tìm được sự thanh tịnh giữa chốn phồn hoa nhộn nhịp đời thường.